Lịch sử hoạt động Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk

Không Quân Hoa Kỳ

Global Hawk phiên bản cho Không Quân được bay khảo sát bởi Phi đoàn Bay thử nghiệm số 452 tại Căn cứ Không Quân Edwards. Các máy bay mới được vận hành bởi Không Quân thường được bay bởi Không đoàn Trinh sát số 912 tại Căn cứ Không Quân Beale. Chúng cũng thường được bay bởi Không đoàn Trinh sát số 9348 đóng tại Căn cứ Không Quân Grand Forks.

Nguyên mẫu Global Hawk ACTD (chương trình Biểu diễn Khái niệm Công nghệ Tối tân) đã được thực dụng trong Chiến tranh Afghanistan và trong Chiến tranh Iraq. Kể từ tháng 4 năm 2010, chúng đã bắt đầu được bay thường xuyên trên tuyến bay phía Bắc, từ Căn cứ Beale qua Canada, đến Đông Nam Á và sau đó quay về, giảm thiểu thời gian bay và cải thiện giờ bảo dưỡng. Trong khi khả năng thu thập thông tin của chúng được đề cao đáng kể, chương trình mất ba máy bay nguyên mẫu trong các tai nạn, cao hơn một phần tư so với các máy bay được thực dụng trong chiến tranh. Các vụ rơi máy bay hầu hết đều do "trục trặc kỹ thuật và bảo trì kém", với tỷ lệ trục trặc mỗi giờ bay 100 lần cao hơn chiến đấu cơ F-16 được sử dụng trong cùng thời điểm. Nhà sản xuất tuyên bố không công bằng khi so sánh tỷ lệ trục trặc của một chiếc máy bay đã hoàn toàn trưởng thành với một chiếc máy bay nguyên mẫu. Tháng 6, 2012, một báo cáo truyền thông đã mô tả Global Hawk, MQ-1 PredatorMQ-9 Reapers là "... các máy bay dễ dính tai nạn nhất trong cả phi đội của Không Quân."

Ngày 11 tháng 2 năm 2010, Global Hawk được điều động đến khu vực thuộc trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Trung tâm và tích lũy được hơn 30,000 giờ bay và hơn 1,500 nhiệm vụ. Báo cáo về khả năng vận hành ban đầu của máy bay RQ-4 loại Block 30 được hoàn thành vào tháng 8 năm 2011. Không Quân không hề có kế hoạch để giữ RQ-4B loại Block 30 Global Hawk trong biên chế đến quá 2014 khi phần lớn đều đồng ý rằng máy bay U-2 cùng các nền máy bay khác sẽ nhận lấy trọng trách khi giá cả có phần rẻ hơn. Quốc hội muốn Không Quân giữ cho phiên bản Block 30 Global Hawk trên không cho đến tháng 12 năm 2016. Không Quân đã có trong biên chế 18 bản Block 30 Global Hawk đến lúc Đạo luật Ủy quyền An ninh Quốc phòng cho Năm tài chính 2013 được thông qua, đạo luật chỉ đạo Không Quân phải đặt thêm 3 chiếc máy bay để hoàn thành Mục tiêu số 11. Không Quân thấy rằng 18 máy bay Block 30 là đã quá đủ để hoàn thành được đầy đủ khả năng Tình báo, Giám sát và Trinh sát (ISR) ở độ cao lớn, do đó các máy bay Block 30 bổ sung có thể rất "dư thừa" và có khả năng sẽ được đặt làm dự bị hoặc dự trữ. Mặc dù khả năng về hưu cao của phi đoàn Block 30 vì độ tin cậy thấp, khả năng chuẩn bị nhiệm vụ thấp và giá thành cao, Không Quân đưa ra một báo cáo sớm vào ngày 12 tháng 9 năm 2013 chuẩn bị trưng mua các máy bay để hoàn thành Mục tiêu số 12. Trong khi đang lên kế hoạch cho ngân sách của Không Quân trong Năm tài chính 2015, Lầu Năm Góc hoán đổi lại quyết định của mình và rút số tiền 3 tỷ USD từ dự án U-2 chuyển sang Block 30 Global Hawk. Vì giờ bay ngày một tăng, Global Hawk đang dần trở thành địch thủ của U-2. Nhưng các yếu tố khác như chi phí mỗi giờ bay (Cost per flight hour - CPFH), tốc độ thu thập thông tin, khả năng chuẩn bị nhiệm vụ và khả năng hoạt động trong thời tiết xấu, khoảng cách đến mục tiêu và năng lượng dự trữ trên máy bay vẫn cộng điểm cho máy bay U-2.[3][49]

Không Quân Thái Bình Dương sử dụng một chiếc RQ-4A Global Hawk từ Căn cứ Không Quân Andersen, Guam để hỗ trợ tìm kiếm và cứu nạn sau thảm họa động đất sóng thần tại Tōhoku.

Sau thảm họa động đất sóng thần kép tại Tōhoku năm 2011, Global Hawk bay hơn 300 giờ trên các khu vực chịu ảnh hưởng tại Nhật Bản. Đồng thời cũng có kế hoạch sử dụng máy bay để do thám thiệt hại tại lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

Cho đến cuối tháng 11 năm 2012, Northrop Grumman đã giao 37 chiếc Global Hawks cho Không Quân Hoa Kỳ. Đến tháng 3, năm 2014, có 42 chiếc Global Hawks được sử dụng khắp thế giới với 32 chiếc được sử dụng bởi Không Quân Hoa Kỳ.[50]

Không Quân cũng chỉ ra rằng điểm mạnh có người lái và khả năng leo đến độ cao lớn của máy bay U-2 cho phép khả năng hoạt động tốt hơn trong thời tiết xấu và trong các vùng cấm bay trên không phận Đông Á, đồng thời các lợi thế về cảm biến cũng giúp nó "nhìn" sâu hơn vào lãnh thổ kẻ địch. Ngày 24 tháng 8 năm 2013, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói họ có kế hoạch sẽ vận hành một chiếc Global Hawk vào năm 2015 phối hợp và Căn cứ Không Quân Misawa của Mỹ ở Bắc Nhật Bản được dự tính sẽ là nời mà nó có thể sẽ xuất quân từ, mặc dù các địa điểm khác cũng đang được xem xét. Tháng 10, 2013, Hoa Kỳ có được giấy phép cơ bản từ Nhật cho phép Hoa Kỳ khả năng điều động máy bay trinh sát không người lái tầm xa Global Hawk từ Nhật, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên Lầu Năm Góc có được giấy phép cơ bản cho máy bay không người lái tại Đông Bắc Á. Không Quân dự định sẽ bay "hai hoặc ba" máy bay Global Hawk từ một căn cứ không xác định tại Nhật vào mùa xuân 2014. Các máy bay Global Hawk hiện đang đóng tại Căn cứ Không Quân Andersen trên đảo Guam, nhưng các chuyến bay thường được cắt ngang do thời tiết xấu. Đóng các máy bay tại Nhật mà không ở Guam giúp tăng cường khả năng do thám chống lại Triều Tiên bởi vì xuất quân từ Guam nghĩa là khu vực cần được trinh sát lại nằm tại rìa của tầm bay của Global Hawk. Hai máy bay Global Hawk được dời từ Căn cứ Andersen đến Căn cứ Misawa từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2014 trong đợt hành quân đầu tiên đến Nhật. Chúng có khả năng sẽ tập trung vào các nhiệm vụ tuần tiễu trên biển trong khu vực, có khả năng quan sát lực lượng không và thủy của Nga hoặc Trung Quốc mà Nhật chạm trán trong vùng nước quốc tế. Hai máy bay Global Hawk hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình từ Căn cứ Misawa trong đợt triển khai sáu tháng của mình. Đây là lần đầu tiên một máy bay hoạt động từ một sân bay bán quân sự trong khi chia sẻ không phận và đường băng với máy bay thương mại; chúng được triển khai tại Misawa một cách an toàn mà không có bất cứ luật cấm bổ sung nào và thường cất cánh và hạ cánh trong những thời điểm mà không lưu thoáng đãng. Hàng loạt các nhiệm vụ được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10, không một nhiệm vụ nào bị ngắt do thời tiết xấu. Quan chức không tiết lộ bất cứ thông tin nào về các nhiệm vụ và chỉ nói đơn giản chúng ở "nhiều nơi trên Thái Bình Dương."

Ngày 19 tháng 9 năm 2013, một chiếc RQ-4 Block 40 Global Hawk thực hiện chuyến bay chiến đấu đầu tiên từ Căn cứ Không Quân Grand Forks.

Tháng 11, 2013, một chiếc Global Hawk thuộc Không Quân thu thập dữ liệu hình ảnh của Phillippines sau cơn bão Hải Yến để hỗ trợ công tác cứu nạn. Nó bay từ Căn cứ Không Quân Andersen tại Guam và truyền lại hình ảnh của thảm họa đến các nhân viên cứu hộ. Chiếc Global Hawk có nhiệm vụ truyền thông tin nhanh chóng đến các chỉ huy và nhân viên các đội tìm kiếm và cứu nạn.

Tháng 1, 2014, Tổng thống Obama ký một ngân phiếu 10 triệu USD để nghiên cứu liệu các cảm biến tối tân trên máy bay U-2 có thể được cài đặt trên máy bay Global Hawk. Trong khoảng thời gian lập kế hoạch cho ngân sách Năm tài chính 2015, phi đội U-2 sẽ được về hưu để nhường bước cho Global Hawk; hành động này được thực hiện thành công vì giá thành sử dụng Global Hawk đã giảm đáng kể và đánh dấu mốc lần đầu tiên một loại máy bay không người lái chính thức thay thế một thế hệ máy bay có người lái. Dù vật, loại Block 40 của Global Hawk có thể sẽ được đưa về hưu vào Năm tài chính 2016 nếu máy bay ngừng bị tịch thâu. Máy bay U-2 sẽ tiếp tục được bay xuyên suốt năm 2018 mà không bị thay thế.

Vào giữa tháng 5 năm 2014, một chiếc Global Hawk của Hoa Kỳ thực hiện một nhiệm vụ giám sát trên không phận Nigeria để tìm kiếm các nữ sinh người Nigeria bị bắt cóc. Chiếc Global Hawk cùng phối hợp hoạt động với một chiếc máy bay có người lái MC-12 trong cuộc tìm kiếm.[51]

Kỷ lục

Ngày 24 tháng 4 năm 2001, một chiếc Global Hawk bay không nghỉ từ Edwards tại Mỹ đến Căn cứ Không Quân Úc Edinburg tại Úc, ghi tên trong lịch sử là máy bay không phi công đầu tiên vượt Thái Bình Dương. Chuyến bay kéo dài 22 giờ và ghi kỷ lục lộ trình tuyệt đối từng được bay bởi một hệ thống UAV, 13,219.86 kilômét (8,214.44 dặm)

Ngày 22 tháng 3 năm 2008, một chiếc Global Hawk lập kỷ lục bền bỉ cho máy bay không người lái loại lớn bằng cách bay 33.1 giờ trên độ cao lên đến 60,000 feet phía trên Căn cứ Không Quân Edwards.

Từ chuyến bay đầu tiên năm 1998 đến ngày 9, tháng 9 năm 2013, máy bay Global Hawk đã bay được 100,000 giờ. 88 phần trăm các chuyên bay đều là máy bay của Không Quân, trong khi những giờ còn lại là từ các máy bay Global Hawk của NASA, EuroHawk, mẫu thử nghiệm BAMS của Hải Quân và từ bản MQ-4C Triton. Khoảng 75 phần trăm các chuyến bay được thực hiện trong vùng chiến sự hỗ trợ sáu Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Global Hawk thực hiện các chiến dịch trên vùng trời Afghanistan, Iraq, và Libya, hỗ trợ công tác cứu hộ và cứu nạn tại Haiti và Nhật Bản, và cả quan sát cháy rừng ở miền Nam California năm 2007. Ngày 27 tháng 8 năm 2014, Northrop Grumman tuyên bố Global Hawk và mẫu thử nghiệm BAMS đã vượt mốc 100,000 giờ bay chỉ thực hiện các nhiệm vụ tác chiến và hỗ trợ.

Từ ngày 10 - 16 tháng 9 năm 2014, trong khoảng thời gian đó Global Hawk bay được 781 giờ, lượng thời gian nhiều nhất mà một chiếc máy bay bay được trong một tuần lễ. 87 phần trăm các chuyến bay đều được thực hiện trên máy bay RQ-4 của Không Quân, còn lại bay bởi BAMS-D của Hải Quân và trên phiên bản nghiên cứu bão đặc biệt của Global Hawk được thiết kế cho NASA.[52]

NASA

Một chiếc Global Hawk tại Trung tâm Nghiên cứu bay Dryden thuộc NASA

Tháng 12, 2007, hai chiếc máy bay Global Hawk được chuyển từ Không Quân Hoa Kỳ đến Trung tâm Nghiên cứu bay Dryden (Dryden Flight Research Center) tại Căn cứ Không Quân Edwards. Các hoạt động nghiên cứu ban đầu bắt đầu vào quý II năm 2009 hỗ trợ sứ mệnh nghiên cứu trên độ cao lớn và thời gian dài phục vụ khoa học Trái Đất. Hai chiếc Global Hawk là chiếc đầu tiên và chiếc thứ sáu được sản xuất dưới chương trình Biểu diễn Khái niệm Công nghệ Tối tân của DARPA, và được giao cho NASA sau khi Không Quân không còn sử dụng chúng nữa. Northrop Grumman là một đối tác lớn của NASA và sẽ sử dụng chúng để biểu diễn những công nghệ mới và để phát triển những thị trường mới cho máy bay, có thể bao gồm cả thị trường dân sự.

Dựa theo một tựa báo vào tháng 3 năm 2010 trên báo Scientific American (trang 25-27), chiếc máy bay Global Hawk thuộc về NASA đang được sử dụng cho mục đích thử nghiệm cho đến tháng 10 năm 2009, và các nhiệm vụ khoa học được dự tính sẽ bắt đầu vào tháng 3 năm 2010. Các hồ sơ khoa học ban đầu bao gồm các nghiên cứu về tầng ozone và chuyên chở đặc biệt xuyên Thái Bình Dương để mang các mẫu vật bao gồm các chất gây ô nhiễm không khí và son khí. Tác giả của tờ Scientifc American suy nghĩ rằng chiếc máy bay có thể được sử dụng để khám phá Nam Cực trong khi được đặt và điều khiển tại Chile.

Tháng 8-9, 2010, một trong hai chiếc Global Hawk được mượn cho nhiệm vụ GRIP - chương trình Khởi điểm và Thâm canh Cấp tốc (Genesis and Rapid Intesification Program). Khả năng trực chiến trong thời gian dài và tầm bay xa giúp nó trở thành một loại máy bay phù hợp để thực hiện các giám sát về sự phát triển của các cơn bão tại lòng chảo Đại Tây Dương. Máy bay được sửa đổi và được trang bị các cảm biến thời tiết bao gồm radar băng tần Ku, cảm biến sét và các máy dò rơi tự do. Global Hawk đã bay vào mắt của bão Earl thành công ngoài khơi bờ biển phía Đông Hoa Kỳ ngày 2 tháng 9 năm 2010.

NATO

 Năm 2009, NATO tuyên bố mong muốn được sở hữu phi đoàn bao gồm tám máy bay Global Hawk vào năm 2012. Các máy bay phải được trang bị hệ thống radar MP-RTIP. NATO đã ký ngân phiếu 1.4 tỷ USD (1 tỷ Euro) cho dự án, và một bức thư về ý định cũng đồng thời được ký. NATO cũng đã ký một hợp đồng cho năm máy bay Global Hawk loại Block 40 vào tháng 5 năm 2012. 12 thành viên NATO tham gia vào cuộc mua bán. Ngày 10 tháng 1 năm 2014, Estonia cũng tiết lộ rằng nước này cũng muốn tham gia vào chương trình sử dụng Global Hawk của NATO.[53]

Các nước sử dụng tiềm năng

Nước Úc xem xét về khả năng đặt mua một lượng máy bay Global Hawk cho công tác giám sát đường biển và đường bộ. Global Hawk được đưa ra so sánh với MQ-9 Mariner trong hàng loạt các cuộc thử nghiệm năm 2007. Máy bay Global Hawk có thể sẽ hoạt động phối hợp với máy bay có người lái Boeing P-8 Poseidon và được vận hành bởi Phi đoàn 10 và 11 của Không Quân Úc, cũng là người thay thế của máy bay AP-3C Orion đã cũ. Cuối cùng, chính quyền Úc quyết định sẽ không thông qua dự án và hủy bỏ đơn đặt hàng. Năm 2012, một nỗ lực thu mua bảy máy bay không người lái cho đến 2019 bắt đầu. Tháng 5, 2013, chính quyền Úc xác nhận quan tâm đến việc mua loại giám sát biển MQ-4C Triton.

Canada cũng đã từng là một khách hàng tiềm năng, đã từng muốn sử dụng Global Hawk cho công tác giám sát đường biển và đường bộ và có thể sẽ là vật thay thế cho phi đội máy bay tuần tiễu CP-140 Aurora hay hỗ trợ các cuộc tuần tra trên bộ tại vùng Bắc Cực hẻo lánh hoặc trên biển trước khi rút khỏi nỗ lực vào tháng 8 năm 2011. Tây Ban Nha cũng đã từng có yêu cầu tương tự và vẫn đang giữ liên lạc với Northrop Grumman.

Nhật Bản đã từng được biết khá quan tâm đến việc thu mua bay máy bay. Ngày 24 tháng 8 năm 2013, phía Nhật Bản nói rằng Lực lượng Không quân Tự vệ Nhật Bản lên kế hoạch sẽ vận hành một chiếc Global Hawk cùng với Hoa Kỳ vào năm 2015. Ngày 21 tháng 11 năm 2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chính thức quyết định sẽ trưng thu loại máy bay Global Hawk, loại bỏ ý định mua Guardian ER - một biến thể của máy bay MQ-9 Reapers từ General Atomics.

Năm 2011, Cơ quan Dự án Mua bán Quốc phòng (Defense Acquisition Program Administration - DAPA) của Nam Hàn Quốc bày tỏ ý định muốn mua ít nhất bốn máy bay RQ-4B và các thiết bị bổ sung để tăng cường khả năng tình báo sau khi trao đổi luật Điều khiển Vận hành Thời chiến mà Hoa Kỳ áp dụng lên Cộng hòa Hàn Quốc. Các quan chức chính phủ tranh luận trên chủ đề về Global Hawk và cả chương trình UAV nội địa của nước này. Tháng 9, 2011, Hoa Kỳ và Hàn Quốc thảo luận về việc triển khai máy bay gần biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để giám sát Triều Tiên và biên giới Triều Tiên - Trung Quốc. Tháng 1, 2012, DAPA tuyên bố sẽ không tiến hành việc mua bán vì giá của loại máy bay tăng từ 442 triệu USD lên 899 triệu USD, và các mẫu máy bay khác như Global ObserverPhantom Eye cũng đang được điều tra. Dù thế, tháng 12 năm 2012, Nam Hàn Quốc thông báo với Quốc hội nước này về một cuộc mua bán quân sự ngoại quốc với món hàng là 4 máy bay RQ-4 Block 30 (I) Global Hawk với Bộ Cảm biến Tích hợp Cải tiến (Enhanced Integrated Sensor Suite - EISS) với giá khoảng 1.2 tỷ USD. Ngày 5 tháng 7 năm 2013, Hội đồng Quốc gia Hàn Quốc khuyên chính quyền nên kiểm lại hợp đồng mua máy bay Global Hawk, lần nữa, là vì giá cả. Ngày 24 tháng 3 năm 2014, DAPA tuyên bố quyết định mua bốn máy bay Global Hawk qua chương trình FMS với cái giá 880 tỷ won (814.63 triệu USD) với đợt giao hàng đầu tiên vào năm 2018. Northrop Grumman chính thức nhận được hợp đồng trị giá 657 triệu USD để cung cấp cho Nam Hàn Quốc bốn máy bay RQ-4B Block 30 Global Hawk vào ngày 17 tháng 12 năm 2014 với tất cả các máy bay phải được giao đúng hạn vào tháng 6 năm 2019.

Lực lượng Bảo vệ New Zealand cũng đang nghiên cứu mẫu Global Hawk, với tầm bay để tiến hành giám sát trên vùng biển phía Nam quanh Nam Cực và quanh các đảo Thái Bình Dương. Quá trình trưng thu chưa có biến chuyển ngoài một biểu hiện quan tâm từ nước này.

Hải Quân Ấn Độ cũng đã có dấu hiệu quan tâm đến việc thu mua sáu hoặc tám máy bay giám sát biển không người lái MQ-4C.[54][55]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk http://defense.aol.com/2012/01/27/air-force-to-cut... http://www.armyrecognition.com/january_2014_global... http://www.aviationnow.com/Article.aspx?id=/articl... http://www.aviationnow.com/avnow/news/channel_aero... http://aviationweek.com/defense/germany-may-revive... http://www.aviationweek.com/Article.aspx?id=/artic... http://www.avionews.com/index.php?corpo=see_news_h... http://www.bloomberg.com/news/2011-06-06/pentagon-... http://breakingdefense.com/2014/09/freeing-the-hos... http://edition.cnn.com/2012/06/11/us/maryland-dron...